Ở giữa kinh đô du lịch, cồn Hến là một nốt trầm xao xuyến trong trường khúc Huế nhiều cảm xúc. Chợ đầu mối Bãi Dâu –là chợ đầu mối lớn nhất Huế – nơi tập trung nhiều mặt hàng từ trái cây, rau quả, hoa… Phố cổ Bao Vinh một thời sầm uất, phố thị giao thương quan trọng của kinh đô Huế. Và không thể không kể đến Làng Ngề Huế cùng FunaGo khám phá Tour làng nghề Huế nhé
![]() |
GIÁ TOUR 550.000 VNĐ
|
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT TOUR LÀNG NGHỀ HUẾ
Sáng: Huế – Tour làng nghề Huế
08h00: HDV đón quý khách tại điểm hẹn đưa quý khách xuống bến thuyền Tòa Khâm. Du thuyền về hạ nguồn sông Hương, quý khách có thể lắng nghe HDV giới thiệu và chiêm ngưỡng những địa danh và thắng cảnh của xứ Huế mộng mơ khi đi ngang qua từng địa điểm như Cồn Hến – nổi tiếng với đặc sản cơm, bún hến của riêng Huế. Ở giữa kinh đô du lịch, cồn Hến là một nốt trầm xao xuyến trong trường khúc Huế nhiều cảm xúc. Chợ đầu mối Bãi Dâu –là chợ đầu mối lớn nhất Huế – nơi tập trung nhiều mặt hàng từ trái cây, rau quả, hoa… Tiếp đến, quý khách sẽ ngang qua khu phố cổ Bao Vinh – một con phố nhỏ hẹp, chỉ dài hơn 300 mét. Phố cổ Bao Vinh một thời sầm uất, phố thị giao thương quan trọng của kinh đô Huế.
- Tiếp tục dọc theo hạ nguồn sông Hương, quý khách sẽ được giới thiệu về làng Sình – một ngôi làng nằm ven sông Hương, được hình thành vào khoảng thế kỷ 15 nổi tiếng với lễ hội đấu vật Làng Sình được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
- Quý khách đến bến thuyền Lại Ân, bách bộ tham quan nhà nghệ làm tranh dân gian Kỳ Hữu Phước, tại đây quý khách được nghệ nhân tiếp nước, chuyện trò, giới thiệu và hướng dẫn quý khách làm tranh dân gian.
- Quý khách nhận xe đạp, tiếp tục hành trình tham quan làng Sình với nhiều hoạt động sinh hoạt của người dân địa phương. Trên con đường làng thơ mộng, quý khách dừng chân tham quan nhà của họa sĩ, nghệ sĩ Thân Văn Huy để được tìm hiểu nét văn hóa đặc trưng của một ngôi nhà truyền thống người dân xứ Huế với kiến trúc tiêu biểu về phong thủy. Trên những con đường làng này, quý khách sẽ được khám phá và hiểu rõ hơn về những nét văn hóa của các kiến trúc nhà cổ xưa của người dân kinh đô cùng với những cánh đồng lúa xanh mang nét đồng quê thật yên bình. Tiếp tục tham quan nhà trưng bày, Quý khách tham quan nhà trưng bày hoa giấy của làng Thanh Tiên, tại đây quý khách có thể tìm hiểu các mẫu hoa giấy truyền thống và học cách làm hoa sen dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân làm hoa giấy trong làng. Tại đây, quý khách có dịp đến thăm di tích nhà lưu niệm của Nguyễn Chí Diểu – Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá I.
Trưa – Tour làng nghề Huế
Ăn trưa trên thuyền “ King Dragon”, tự do nghỉ ngơi trên thuyền.
Chiều – Tour làng nghề Huế
Sau buổi ăn trưa giữa dòng sông Hương, tiếp tục nhận xe đạp khám phá cảnh đẹp nên thơ tại làng hoa giấy Thanh Tiên. Đến làng Tiên Nộn, quý khách tham quan khu trồng hoa tập trung. Tại đây, quý khách có dịp hòa mình vào hoạt động trồng hoa, rau xanh với các người dân địa phương.
- Sau khi được thử nghiệm và hòa mình vào công việc hàng ngày với người dân nơi đây, quý khách đạp xe về thành phố. Trên con đường làng, quý khách có dịp ngắm cảnh làng quê, ruộng lúa và những ngôi đền chùa cổ kính của người dân nơi đây. Đến trung tâm thành phố, kết thúc chương trình tại điểm hẹn. Chia tay và tạm biệt đoàn Thuyền rồng sẽ đưa quý khách trở về. Trên đường về quý khách ngắm cảnh hoàng hôn trên sông Hương. Trả khách tại Bến Tòa Khâm. Kết thúc chương trình. Xin chào và hẹn gặp lại.
Chương trình này có thể thay đổi tùy theo thời tiết và tình hình thực tế tại các điểm tham quan!
GIÁ BAO GỒM TOUR LÀNG NGHỀ HUẾ
- Thuyền Rồng
- Xe đạp
- Ăn trưa
- Hướng dẫn viên
KHÔNG BAO GỒM TOUR LÀNG NGHỀ HUẾ
- Thuế VAT,
- Típ cho hướng dẫn, lái xe, nhân viên phục vụ,…
- Điện thoại, Chi phí cá nhân khác
- Vé tham quan trong chương trình.
- Nước uống
Thuyết minh về làng nghề truyền thống ở Huế – Tour làng nghề Huế
Làng Thanh Tiên Thừa Thiên Huế có nghề truyền thống gì? Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên? Làng Thanh Tiên có nghề truyền thống gì?
Làng Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghề làm hoa giấy này là một làng nghề nổi tiếng ở Huế, cũng được mệnh danh là làng nghề truyền thống Huế. Cứ dịp Tết đến xuân về làng Thanh Tiên lại nhộn nhịp, tất bật, rộn rã tiếng cười với nghề làm hoa giấy, nổi bật với nhiều màu sắc từ hoa.
Sản phẩm thường được trang trí ở bàn hay những nơi thờ tự trong nhà. Trang trí hoa giấy tạo nên nét ấm cúng, trang nghiêm, không những vậy nó còn mang lại nét đẹp đậm đà bản sắc dân tộc.
Làng Sình ở Huế có nghề truyền thống gì? Tour làng nghề Huế
Để làm ra được một bức tranh đòi hỏi người thợ phải thật khéo léo và tỉ mỉ. Tranh hoàn toàn được làm thủ công, để có một bức tranh phải trải qua đủ 7 công đoạn, từ xén giấy, quét điệp, in tranh trên mộc bản, phơi tranh, pha màu, tô màu, cuối cùng là điểm nhãn. Giấy được quét điệp cho dai, giữ màu. Vỏ điệp được nhập từ phá Tam Giang rồi người làm tranh phải tỉ mẩn ngồi giã, nghiền thật nhỏ, trộn với lớp bột gạo thành một lớp mịn quét đều lên giấy.
Khi nghiên cứu về tranh làng Sình, nhiều nhà nghiêu cứu cho rằng gam màu sử dụng trên tranh làng Sình gần giống với gam màu được sử dụng trên tranh pháp lam tại các kiến trúc kinh thành Huế: hoà sắc giữa vàng với chàm, đỏ với bích ngọc, xanh với hoả hoàng, phí thuỷ với hổ phách. Bức tranh khi hoàn thành sẽ lấp lánh bởi vỏ điệp, nền nã bởi chất màu thô mộc, quyến rũ và quan trọng hơn cả là khi bức tranh đến tay người sử dụng đã ẩn chứa một cái gì đo thiêng liêng của cõi tâm linh.
Chẳng riêng quét hồ điệp lên giấy, pha màu tự nhiên cũng đòi hỏi không ít cầu kì và công phu. Tranh làng Sình có đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng, cam, đen…, tất cả những màu này đều được làm từ cây cỏ. Nhưng để cho ra các màu khác nhau lại phải có bí quyết chế riêng đòi hỏi sự am hiểu và biết nghề.
Màu đỏ sẽ được làm từ rễ cây vang lấy từ rừng sâu, mang về sắc trên nồi đất nung lửa đỏ bốn năm ngày.
Màu xanh lại chế từ hỗn hợp hoa dành dành hái dịp tháng 3, tháng 4 hàng năm và lá mối.
Đến mùa nắng lại đi hái lá đung về, trộn cùng hoa hòe cô đặc lên cho ra màu vàng.
Chỉ riêng màu tím làm ra khá dễ dàng bởi nguyên liệu hạt mồng có khá nhiều. Cứ tầm tháng 5, tháng 6 người dân đi hái trái mồng tơi về giã nhỏ, vắt thành nước pha với phèn chua cho giữ màu.
Màu chàm làm từ lá cây tràm ngâm vôi cho rữa nát, đánh cho tơi và nổi bọt, rồi vớt lấy bọt đó lọc kỹ, cho nước vào và cô đặc lại. Tour làng nghề Huế
Màu cam (gạch) làm từ gạch non mài ra trộn thành bột. Còn màu đen là hỗn hợp của tro bếp trộn với lá bàng ngâm ủ trong một tháng. Tour làng nghề Huế
Ngay đến chiếc bút dùng tô màu tranh cũng được làm từ chính sản vật của quê hương. Rễ cây dứa hoang sẽ được lấy về, phơi khô, lột vỏ chừa phần ruột trong để chổi, vừa giữ màu lại không bị lem. Tùy từng kích cỡ vật liệu khác nhau sẽ cho ra các loại bút to nhỏ khác nhau.
Mỗi bức tranh là một khuôn gỗ hoàn chỉnh, người làm tranh dùng mực màu đen phết lên bản mộc, rồi dùng giấy in thành một bức tranh thô. Đem phơi tranh cho khô mực, rồi tỉ mẫn dùng các loại màu tô lên tranh. Nét độc đáo ở tranh làng Sình là màu sắc, mỗi bức mang một nét riêng. Tông màu chính là xanh, đỏ, đen, vàng, tím. Bố cục màu được quy định chặt chẽ nhưng không hề đơn điệu bởi sắc màu tươi tắn cùng đường nét tự nhiên.
Mặc dù mỗi bức tranh được làm ra đều phải qua rất nhiều công đoạn mệt nhọc và phức tạp, thế nhưng giá thành của nó thì lại rất rẻ. Thông thường mỗi bức tranh làm ra chỉ bán với giá từ 15 đến 25.000 đồng đối với tranh thờ cúng, 70 đến 90.000 đồng một bức tranh trang trí.
Dòng tranh làng Sình thường được chia làm 3 loại chính. Tour làng nghề Huế
Tranh nhân vật, chủ yếu là tranh Tượng Bà thường vẽ một người phụ nữ mặc xiêm y rực rỡ với 2 tỳ nữ đứng hầu 2 bên và tranh con ảnh, gồm 2 loại ảnh xiêm hình đàn bà, đàn ông, tranh ông Điệu, ông Đốc, tờ bếp…
Tranh đồ vật vẽ các thứ áo, tiền và dụng cụ đốt cho cõi âm như áo ông,áo bà, áo binh tiền…
Tranh súc vật như các loại gia cầm, voi, tranh 12 con giáp để đốt cho người cõi âm.
Trong những năm gần đây tranh làng Sình trở nên nổi tiếng và được rất nhiều du khách biết đến. Nơi đây đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng ở Huế thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và tìm hiểu về nền văn hóa dân gian. Hãy thêm vào địa điểm này cho chuyến du lịch Huế sắp tới của mình nhé mọi người. Tour làng nghề Huế.
Lễ hội làng nghề Huế – Festival làng nghề truyền thống Huế – Tour làng nghề Huế
Xuất phát từ những kết quả bước đầu của Festival Việt – Pháp 1992 giữa thành phố Huế và Codev Việt Pháp, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sớm hình thành ý tưởng tổ chức một Festival với qui mô lớn hơn, chất lượng cao hơn. Ý tưởng ấy đã được sự đồng tình của nhiều bộ, ngành Trung ương và Ðại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam. Tháng 10 năm 1998, Chính phủ đã có quyết định cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ðại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế 2000.
Ngay sau đó, các nhóm chuyên gia kỹ thuật Việt – Pháp đã phối hợp khẩn trương chuẩn bị theo hướng tổ chức Festival Huế 2000 là một sự kiện văn hóa lớn của Việt Nam, vừa có quy mô quốc gia và có tính quốc tế, thu hút sự tham gia của các vùng văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam và tiếp cận với nghệ thuật đương đại của Pháp, gắn mở rộng giao lưu văn hóa với phát triển kinh tế du lịch, từng bước tiếp thu công nghệ Festival quốc tế, xây dựng Huế xứng đáng là thành phố Festival của Việt Nam. Tour làng nghề Huế.
Từ cuối năm 1998, đầu năm 1999 – thời điểm chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI và thiên niên kỷ mới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với sự phối hợp, hỗ trợ của Chính phủ Pháp và Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, sự giúp đỡ trực tiếp của Bộ Văn hóa Thông tin, Tổng cục Du lịch, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành đã chính thức đề nghị Chính phủ cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế 2000 – một lễ hội văn hóa nghệ thuật, du lịch có quy mô quốc gia và tính quốc tế đầu tiên ở Việt Nam.
Festival Huế 2000 diễn ra 12 ngày đêm, với sự tham gia của trên 30 đơn vị nghệ thuật của Việt Nam và Pháp với trên 1000 nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, thu hút hơn 410.000 lượt người tham dự Festival, trong đó có 41.000 lượt khách du lịch, với 6000 lượt khách quốc tế… Đây thực sự là ngày hội văn hóa, nghệ thuật và du lịch có quy mô quốc gia và quốc tế, một đợt tổng diễn tập hoạt động giao lưu có tính chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, thúc đẩy sự hồi sinh của tỉnh Thừa Thiên Huế sau cơn lũ lịch sử năm 1999, phát huy được lợi thế so sánh của tỉnh Thừa Thiên Huế trên lĩnh vực văn hóa – du lịch.
Festival Huế 2002 tiếp tục phát triển chủ đề “Khám phá nghệ thuật sống của cố đô Huế” đi liền với mở rộng giao lưu quốc tế, diễn ra 12 ngày đêm và 1 tháng trước ngày khai mạc được khởi động bằng Trại Sáng tác Điêu khắc Quốc tế “Ấn tượng Huế – Việt Nam” với sự tham gia của 33 đoàn nghệ thuật tiêu biểu đến từ các nước Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Lào, Campuchia và các đoàn trong nước gồm 1554 nghệ sĩ, diễn viên, cán bộ kỹ thuật, thu hút trên 1 triệu lượt người tham dự, 75.000 lượt khách du lịch, trong đó có 18.000 lượt quốc tế (tăng gấp 3 lần so với Festival Huế 2000). Festival Huế 2002 đã tạo được tiếng vang lớn, mang tầm vóc quốc gia và quốc tế, tạo tiền đề để xây dựng Huế trở thành thành phố Festival của Việt Nam.
Festival Huế 2004 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra trong 9 ngày đêm gắn với 1 tháng khởi động của Trại Sáng tác Điêu khắc Quốc tế “Ấn tượng Huế – Việt Nam”, Trại Điêu khắc Dân gian, Festival Thơ Huế và nhiều hoạt động dạo đầu, đã quy tụ 15 đoàn nghệ thuật nước ngoài đến từ các nước Pháp, Trung Quốc, Argentina, Úc, Ấn Độ, Đức, Mỹ; 25 đoàn nghệ thuật trong nước với 1.300 diễn viên chuyên nghiệp, gần 2.000 diễn viên không chuyên và đội ngũ cán bộ kỹ thuật từ nhiều lực lượng tham gia phục vụ Festival, thu hút 1,2 triệu lượt người tham dự, 101.950 lượt khách du lịch, trong đó có 11.950 lượt khách quốc tế. Đây là một lễ hội văn hóa du lịch có quy mô quốc gia và quốc tế, giới thiệu được những giá trị nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam, của Huế và nhiều quốc gia trên thế giới, đồng thời là dịp tôn vinh Nhã nhạc Cung đình Huế – kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vừa được UNESCO công nhận, tiếp tục tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế du lịch và văn hóa phát triển, khẳng định lợi thế của một thành phố Festival của Việt Nam.
Festival Huế 2006 với chủ đề “700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế, Di sản Văn hóa với Hội nhập và Phát triển” – quy tụ 1.440 nghệ sĩ, diễn viên của 22 đoàn nghệ thuật trong nước (1171 diễn viên) và 22 đoàn nghệ thuật quốc tế (269 diễn viên) đến từ các nước: Pháp, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Anh, Argentina, Indonesia, Úc. Festival Huế 2006 tiếp tục phát huy được những kết quả và các kinh nghiệm của các kỳ Festival trước, đã đạt được các yêu cầu đặt ra, thu hút 1,5 triệu lượt người tham dự vào các hoạt động tại Festival Huế. Một tháng khởi động trước khai mạc và 9 ngày đêm liên tục từ 3/6 đến 11/6/2006, Festival Huế 2006 đã mang đến cho công chúng 138 suất diễn, trên 40 hoạt động văn hóa và lễ hội cộng đồng. Chương trình đã được công luận đánh giá là một lễ hội mang đậm chất dân tộc, hiện đại, hoành tráng, hấp dẫn và an toàn, thể hiện được đẳng cấp của một Festival chuyên nghiệp và có tính quốc tế của Việt Nam. Đặc biệt, Festival Huế 2006 đã tiếp tục đánh thức, khơi dậy những giá trị văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế, tiếp thị một cách có hiệu quả với bạn bè năm châu hình ảnh của cố đô Huế, thành phố Festival của Việt Nam.
Tham khảo thêm: City tour huế 1 ngày
Tour làng nghề Huế do FunaGo cung cấp hy vọng sẽ đem đến cho quý khách những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ tại thành phố Huế.
NẾU BẠN MUỐN ĐẶT TOUR VUI LÒNG LIÊN HỆ
0905 79 31 38 HOẶC 01659 152 000
FunaGo – Find Your Smile !
Dịch vụ: Đặt phòng khách sạn | Tour du lịch
Hotline: 0905 79 31 38 – 01659 152 000
Fanpage: https://www.facebook.com/funago/
FunaGo Chúc quý khách có một kỳ nghĩ thật vui vẻ !!!